VGM VÀ NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT KHI KHAI BÁO VGM

Trong xuất khẩu hàng hóa, trước khi hàng được giao lên tàu, chủ tàu thường yêu cầu chủ hàng phải kê khai chính xác thông tin về tổng trọng lượng container trên phiếu VGM và nộp lại thì hàng hóa mới được lên tàu.

Vậy VGM là gì? Tại sao phải khai báo VGM? Và khai báo VGM như thế nào? Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về loại phiếu này nhé.

1. VGM là gì? Mục đích của việc khai báo VGM.

VGM (Verified Gross Mass) là phiếu xác nhận toàn bộ trọng lượng của một container đã chất hàng, bao gồm tổng trọng lượng của toàn bộ hàng hoá xuất nhập khẩu, bao bì cộng khối lượng của pallet và trọng lượng của vỏ cont rỗng. VGM  ra đời hỗ trợ trong việc kiểm soát về cả số lượng hàng hóa và khối lượng trên mỗi đơn hàng một cách chặt chẽ hơn.

VGM cần được kê khai chính xác rất quan trọng trong việc sắp xếp vị trí dựa theo khối lượng hàng lên trên tàu vận chuyển, nhằm cân bằng khối lượng trên tàu, giúp tối thiểu hóa sự chênh lệch về khối lượng hàng hóa. Từ đó sẽ giúp cho quá trình vận chuyển được an toàn hơn và giảm các nguy cơ xảy ra tai nạn. Điều này đã được quy định rõ trong công ước quốc tế về sự an toàn tính mạng con người trên đường biển – Công ước SOLAS.

Người gửi hàng phải cung cấp VGM cho hãng tàu hay tại cảng theo đúng quy định của SOLAS. Thời hạn nộp VGM chỗ hãng tàu được quy định trên booking. Nếu VGM vượt quá quy định thì container không được xếp lên tàu. Trong trường hợp chủ hàng trình VGM trong thời gian quy định hoặc khai báo sai khối lượng container hàng hóa thì mọi chi phí phát sinh sẽ do chủ hàng chịu trách nhiệm.

2. Cách khai báo VGM

2.1 Cách xác định VGM

Đối với hàng FCL:

- Cách 1: cân toàn bộ lượng hàng trước khi đóng vào container rồi cộng thêm khối lượng vỏ container rỗng.

- Cách 2: Cân toàn bộ container và hàng hóa chưa bên trong tại trạm cân được công nhận. Khi đã hạn hàng xuống, cân lại xe không có container.

Trong 2 cách này thì cách 1 được áp dụng phổ biến nhất vì nó đơn giản hơn.

Đối với hàng LCL:

VGM chính là trọng lượng thực của hàng hóa sau khi đã được đóng bao bì (Gross weight).

2.2 Những nội dung cần có khi khai báo VGM

Phiếu VGM  thường do hãng tàu cấp form mẫu và người gửi hàng cần điền đầy đủ thông tin trên form mẫu đó.

Nhưng cũng có một số hãng tàu không cấp form mẫu mà người gửi hàng sẽ tự làm phiếu VGM, bao gồm các thông tin cơ bản sau:

– Thông tin của người gửi hàng (shipper) bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax nếu có.

– Các thông số của container như số container, loại container, khối lượng, kích thước, chứa được khối lượng lớn nhất là bao nhiêu, …

– Bản cam kết của người gửi hàng chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu được viết bên trên phiếu VGM.

– Sau khi khai báo xong những nội dung cần thiết theo mẫu thì chủ hàng cần phải ký tên và đóng dấu để nộp cho hãng tàu ( hoặc cảng ) là được.

Có thể bổ sung thêm các thông tin khác (không bắt buộc) như: weight date (ngày cân), Shipper’s Internal Reference (số kiểm soát nội bộ của chủ hàng), weighing method (cách tính VGM)…

Sau khi hoàn thành việc khai báo VGM, chủ hàng sẽ gửi lại VGM cho hãng tàu trong thời gian quy định. Nếu sau thời gian đó mà chủ hàng vẫn chưa gửi VGM thì chủ hàng sẽ phải chịu mọi chi phí phát sinh liên quan đến lô hàng.

Như vậy là qua bài viết ngắn gọn này có thể giúp các bạn hiểu được tầm quan trọng và cách thức khai báo VGM cho một lô hàng xuất nhập khẩu.

—————————————————————————-

CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB)

Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics

Mobile: 0906246584 0986538963

Add: số 18 ngõ 67 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội

Website: https://hanexim.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau

Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau

Chat với giáo viên