1. Tìm ra thị trường mục tiêu
Nghiên cứu thị trường là yếu tố quan trọng đến sự thành công của sản phẩm. Đầu tiên phải có những nghiên cứu sơ bộ, liên quan đến tìm kiếm các thông tin về nhu cầu tiêu dùng, các chỉ số nhập khẩu của các sản phẩm liên quan. Thêm vào đó, bạn cần phải quan tâm đến chỉ số tăng trưởng kinh tế của thị trường tiềm năng mà bạn đang nhắm đến. Đặc biệt cần phải chú ý đến các số liệu thống kê, khả năng thâm nhập, cạnh tranh thị trường của sản phẩm của bạn.
2. Lập kế hoạch chi tiết
Một yếu tố không thể bỏ sót trong việc lập kế hoạch Xuất Khẩu đó chính là yếu tố nhân sự:
-
Bạn có đủ nguồn nhân lực để thực hiện những chiến lược xuất khẩu sản phẩm này? Liệu có cần tuyển thêm?
-
Năng lực sản xuất của bạn liệu đã đủ để đáp ứng thị trường mới? Có cần phải nâng cấp hay không?
-
Quy cách đóng gói bao bì có phù hợp với thị trường xuất khẩu? Có cần thiết phải chuyển đổi ngôn ngữ?
3. Con đường thâm nhập thị trường
Bạn nên lựa chọn 1 trong 4 con đường sau để thâm nhập thị trường:
-
Bán hàng trực tiếp
-
Thông qua 1 nhà phân phối
-
Lập 1 đại lý bán hàng
-
Thành lập một doanh nghiệp liên doanh
Điều kiện cần thiết là bạn cần phải chắc chắn nắm rõ các trách nhiệm cần thiết phải có: giao hàng, thanh toán, quyền sở hữu trí tuệ.
4. Đi tìm cơ hội
Để tìm kiếm thêm cơ hội cho sản phẩm của mình, bạn có thể xem xét đến việc tham dự hội chợ. Từ đó bạn có thể tìm kiếm được những cơ hội kinh doanh, mở rộng mạng lưới phân phối cho sản phẩm của mình.
5. Quảng cáo sản phẩm
Quảng cáo có tác dụng giúp quảng bá sản phẩm rất hiệu quả nhưng chi phí rất tốn kém. Thay vào đó, bạn nên xem xét xây dựng một trang website cho riêng công ty của mình với đầy đủ thông tin, kèm ngôn ngữ của thị trường sản phẩm hướng đến.
Bên cạnh đó, các website vệ tinh cũng cần xây dựng, đầu tư đúng mực như: Linkedin, Facebook, Twitter,... giúp bạn quảng bá sản phẩm mà không tốn bất kì chi phí nào.
Yêu cầu chung đối với bất kỳ hình thức nào chính là bạn cần cập nhật thông tin sản phẩm thường xuyên để người theo dõi sẽ có đầy đủ thông tin về sản phẩm và công ty bạn.
6. Quản trị hiệu quả
Nhà xuất khẩu cần phải nắm rõ quyền, nghĩa vụ ngay từ đầu. Đảm bảo rằng mình đã nắm rõ những yêu cầu, quy định về đăng ký hải quan, các loại chứng từ, hình thức vận chuyển, hình thức thanh toán liên quan.
Yếu tố quan trọng nhất đối với một hợp đồng thành công đó chính là bộ chứng từ. Một bộ chứng từ đầy đủ sẽ đảm bảo đơn hàng được diễn ra thuận lợi.
7. Phương thức thanh toán và bảo hiểm
Một khi hợp đồng đi vào hiệu lực, bạn cần quan tâm tới việc thanh toán.
-
Incoterms - Điều khoản thương mại quốc tế
Điều khoản thương mại quốc tế nên được thống nhất trong hợp đồng thương mại. Từ đó các điều khoản được đua ra làm nền tảng để thiết lập trách nhiệm chuẩn bị hàng, vận chuyển, hình thức thanh toán, bảo hiểm, các loại thuế và chi phí liên quan, điểm nhận hàng, cảng đến, cảng đi,...
-
Bộ chứng từ xuất khẩu
Đây là điều kiện tiên quyết để có thể đưa hàng hóa vào thị trường.
-
Bảng báo giá chi tiết
Một bảng báo giá đầy đủ cần có chi tiết cụ thể về sản phẩm như kích thước, hình thức bao bì, chi phí phát sinh khi cung cấp bao bì, nhãn mà khách hàng phải chi trả.
Để tránh những tranh chấp sau này, bạn cần làm rõ ràng về cách quy định giá cả, điều kiện giao hàng, dự kiến ngày giao - ngày đến, các hình thức thanh toán, hoàn trả hàng nếu có.
Thanh toán trễ hoặc không thanh toán là một loại rủi ro bạn có lẽ sẽ gặp phải. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng thư chứng từ không thể hủy ngang để đảm bảo việc thanh toán theo điều khoản đã thỏa thuận. Hàng hóa của bạn cần được bảo hiểm trong suốt quá trình vận chuyển.
8. Xem xét pháp lý
Bạn cần hiểu về môi trường pháp lý và quy định của quốc gia bạn sẽ xuất khẩu. Đặc biệt:
-
Sản phẩm phù hợp với chứng nhận và trách nhiệm pháp lý có trách nhiệm ở nước đến
-
Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và đăng ký thương hiệu của bạn.
9. Công tác vận chuyển
Sau khi đã hoàn tất thỏa thuận hợp đồng, quá trình vận chuyển cần chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng. Các điều khoản Incoterms cần được tuân thủ đầy đủ, đảm bảo quyền lợi của đôi bên.
9. Công tác vận chuyển
Vậy là bạn đã trở thành một nhà xuất khẩu quốc tế thành công. Nhưng công việc chưa dừng ở đây. Bạn cần chăm sóc khách hàng hậu bán chu đáo. Đồng thời tiếp tục mở rộng thị trường, cơ hội xuất khẩu của minh đối với quốc gia đó, từ đó xây dựng nên uy tín, thương hiệu của sản phẩm của mình.
Hy vọng với bài viết này sẽ là gợi ý cho các công ty, doanh nghiệp đang loay hoay chưa biết xuất khẩu ra một thị trường mới như nào. Nếu bạn có cách nào hay hoặc mình chưa nhắc đến thì có thể chia sẻ lại ở comment bên dưới. Nếu bạn muốn thực hành các kỹ năng làm Sales xuất khẩu, đặc biệt là sales xuất khẩu qua trang TMĐT B2B thì có thể tham khảo khóa học "NHÂN VIÊN KINH DOANH XUẤT KHẨU TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ".
Nếu bạn muốn làm Kinh Doanh Quốc Tế mà còn chưa có chút kiến thức nào về Xuất Nhập Khẩu thì có thể tham gia khóa học "Nghiệp vụ Xuất Nhập Khẩu-Logistics toàn diện" chỉ sau 21 buổi học tự tin vào nghề và nói chuyện với các bên liên quan.
Mrs Đoàn Thúy- CEO HAN EXIM
—————————————————————————-
CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB)
Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics
Mobile: 0906246584 0986538963
Add: số 41/49 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội
Website: https://hanexim.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau
Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau
XEM THÊM:
1. CÁC CÁCH TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG QUỐC TẾ TRỰC TUYẾN TRONG XUẤT NHẬP KHẨU
2. KHÓA NGHIỆP VỤ KINH DOANH (SALES) QUỐC TẾ - MASTER EXPORTER