1. Nhận diện doanh nghiệp chế xuất qua hoạt động sản xuất
- Nhận diện doanh nghiệp chế xuất qua hoạt động sản xuất
Doanh nghiệp chế xuất có hoạt động sản xuất là 100% sản xuất sản phẩm để xuất khẩu.
Tất cả sản phẩm do doanh nghiệp chế xuất sản xuất ra đều được cung ứng dưới hình thức xuất khẩu.
( Kể cả đối với hoạt động bán cho doanh nghiệp nội cũng hoạt động xuất khẩu và phải tuân thủ theo quy định đối với doanh nghiệp chế xuất)
- Hoạt động trong khu chế xuất hoặc khu công nghiệp, khu kinh tế.
Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu tổng quan về 3 khu vực trên:
-
Khu chế xuất: là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP.
(Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu)
-
Khu công nghiệp: Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP.
(Khu công nghiệp gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: Khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái)
-
Khu kinh tế: Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.
- Doanh nghiệp chế xuất hoạt động sản xuất trong các khu vực trên đều là hoạt động trong khu phi thuế quan.
- Hàng hóa mà doanh nghiệp chế xuất sản xuất ra tại khu phi thuế quan để xuất khẩu hoặc nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan đều là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Nhận diện qua những quy định của chính phủ
- Doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cảng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan, quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. (K2.Đ 30, nghị định 82/2018/NĐ-CP)
- Giấy phép:
Doanh nghiệp chế xuất được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc trong văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Thủ tục hải quan:
Theo khoản 4, điều 30, nghị định 82/2018/NĐ-CP, thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo pháp luật về hải quan.
Doanh nghiệp chế xuất không phải làm thủ tục hải quan trong các trường hợp sau:
-
Khi đưa hàng hóa vào nội địa để gia công và nhận lại sản phẩm gia công từ nội địa.
-
Khi nhận hàng hóa từ nội địa để gia công và trả lại sản phẩm gia công vào nội địa.
-
Doanh nghiệp chế xuất thuê doanh nghiệp chế xuất khác gia công:
Doanh nghiệp chế xuất phải làm thủ tục hải quan trong trường hợp: Doanh nghiệp chế xuất thuê nước ngoài gia công
3. Nhận diện qua quan hệ trao đổi hàng hóa
- Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu (K5.Đ30 nghị định 82/2018/NĐ-CP)
- Doanh nghiệp chế xuất phải mở sổ kế toán hạch toán riêng khi bán hàng vào nội địa (K7.Đ30 nghị định 82/2018/NĐ-CP)
Mr. Huynh - HANEXIM Co.Ltd
------------------------------------------
CLB YÊU Xuất Nhập Khẩu Hà Nội ( HAN EXIM CLUB)
Đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu& Logistics
Mobile: 0906246584 / 0986538963
Add: số 41/49 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội
Website: https://hanexim.edu.vn