PHÂN BIỆT DEMURRAGE VÀ DETENTION

Trong học phần về quy trình xuất-nhập khẩu đường biển, Hanexim có hướng dẫn các bạn cách phân biệt Phí demurrage và detention cũng như cách làm việc với hãng tàu để thương lượng xin mức demurrage và detention có lợi cho mình. Bài viết này Hanexim tổng hợp lại cho các bạn nội dung cần lưu ý trong thực tế về Phí demurrage và detention để các bạn nắm rõ hơn nhé. Phí demurrage và detention là hai loại phí thường gây lẫn lộn cho nhân viên xuất nhập khẩu. Làm sao để một nhân viên mới vào nghề phân biệt phí demurrage và detention cũng như áp dụng nó trong thực tế thành thạo như một nhân viên nhiều kinh nghiệm? Hãy cùng CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội HAN EXIM CLUB tìm hiểu về điều này nhé:

Trong những trường hợp hàng hóa được vận chuyển bằng container nhìn chung thì:

Demurrage (lưu bãi): phí lưu container hàng tại bãi

Detention (lưu container): phí lưu container tại kho của chủ hàng

Hãy cùng xem nó có vai trò gì?

Nhập khẩu:

Một container được dỡ khỏi tàu ngày 02/07/2016 sau đó được hạ xuống bãi CY (container yard) chờ làm thủ tục hải quan. Theo đúng tiêu chuẩn thì sẽ có 7 ngày miễn phí từ ngày dỡ hàng khỏi tàu, như vậy hãng tàu sẽ tính phí Demurrage bắt đầu từ ngày 09/07/2016. Nếu ngày 12/07 container mới ra khỏi bãi để giao cho người nhập khẩu thì Hãng tàu sẽ tính phí Demurrage 4 ngày tính từ ngày 09/07/2016 đến 12/07/2016.

Sau khi container được nhận tại kho của chủ hàng và dỡ hàng xong, thông thường các hãng tàu cho 7 ngày miễn phí để trả lại container rỗng. Sau ngày này thì bắt đầu bị tính phí lưu cont- Detention

Xuất khẩu:

Trong trường hợp xuất khẩu, thông thường hãng tàu cung cấp cho khoảng 5 ngày miễn phí để nhận container rỗng, đóng hàng và chở ra Bãi tập kết. Trong trường hợp chậm hơn 5 ngày, hãng tàu sẽ tính phí lưu cont hay còn gọi là tính phí Detention cho những ngày mà khách hàng đang giữ cont có thể là full hàng hóa hoặc là cont rỗng.

Một khi các container được trả lại bãi tập kết chờ lên tàu nhưng người gửi hàng vì lý do nào đó như chậm làm thủ tục hải quan hàng xuất chẳng hạn khiến container không lên tàu theo đúng kế hoạch. Điều này khiến container bị lưu tại bãi lâu hơn thời hạn được cho phép miễn phí thì lúc này chủ hàng xuất bị hãng tàu tính phí Demurrage.

Trong thực tế, đôi khi hai phí này sẽ được gộp chung vào thời gian Free time của hãng tàu cho phép, ví dụ Free time 14 ngày, điều này sẽ giúp chủ hàng được linh động thời gian. Ví dụ 10 ngày lưu bãi và 3 ngày lưu cont.

Ad khuyên các bạn nên thương lượng với hãng tàu (trong trường hợp trực tiếp book) hoặc đề nghị bên Forwarder để họ cho bạn thời gian DEM và DET tối đa.

Với hàng nhập: nên xin DEM > DET

Với hàng xuất: nên xin DET>DEM

Còn một loại phí nữa là Phí lưu bãi (Storage Charges) do Quản lý Cảng vụ thu, phí này đôi khi được gộp chung với DEM nhưng cũng có trường hợp bên bãi Cảng thu riêng của khách và phí này cũng không nhiều chỉ khoảng vài chục ngàn đồng.

Những gì Ad đã đề cập ở trên là cách hiểu phổ biến nhất của việc sử dụng hai thuật ngữ này. Lựa chọn tốt nhất là nên kiểm tra với các hãng tàu để nắm rõ hơn thời gian quy định này.

Mrs Đoàn Thúy- CEO HAN EXIM

—————————————————————————-

CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB)

Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics

Mobile: 0906246584 0986538963

Add: số 18 ngõ 67 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội

Website: https://hanexim.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau

Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau

Chat với giáo viên