Trong các phần trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về Hối phiếu trong Thanh toán quốc tế. Trong bài viết này, Hanexim sẽ hướng dẫn các bạn cách soạn một Hối phiếu theo đúng chuẩn.
Hối phiếu do người bán (nhà xuất khẩu) lập, nó có thể được viết bằng tay hay đánh máy. Đương nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì chúng ta sẽ sử Soạn Hối phiếu bằng Word hoặc Excel, hãy cùng khởi động 2 phần mềm này để lập Hối phiếu với Hanexim.
Yêu cầu chung về hình thức của Hối phiếu
– Phải làm bằng văn bản
– Hình mẫu không ảnh hưởng đến giá trị pháp lí của Hối phiếu: có thể viết tay, đánh máy, in sẵn, nên tránh viết và in bằng bút dễ phai, mực đỏ.
– Số bản: 1 hoặc nhiều hơn 1 (đều là bản gốc)
i. Tiêu đề Hối phiếu (1)
Luật ULB1930, Luật VN: Bắt buộc phải ghi (cùng thứ tiếng lập Hối phiếu), không ghi thì Hối phiếu vô hiệu (nhưng theo luật Anh, Mỹ thì không cần ghi miễn trong nội dung có diễn đạt Exchange for…)
=> Trong thực tế thường ghi Bill of Exchange hoặc Draft
ii. Số hiệu Hối phiếu (No…)
– Các Hối phiếu sẽ được ghi số để dễ dàng khi dẫn chiếu
– Số hiệu Hối phiếu do người kí phát đặt ra (nếu dùng trong L/C thì thường là số hiệu quy định trong L/C)
– Đây là nội dung không bắt buộc, không làm ảnh hưởng giá trị pháp lí của Hối phiếu
iii. Một lệnh thanh toán vô điều kiện một số tiền xác định (2)
• Vô điều kiện
– Hối phiếu là mệnh lệnh, không phải yêu cầu
– Người kí phát khi đưa ra lệnh thì không kèm theo điều kiện hay lí do nào
– Người bị kí phát có thể thanh toán/ chấp nhận thanh toán hoặc từ chối thanh toán (tuy nhiên việc thanh toán/ chấp nhận thanh toán là vô điều kiện)
• Số tiền ghi trên Hối phiếu: Nên ghi bằng số và ghi bằng chữ kèm theo đơn vị tiền tệ
– Luật CCCCN Trung Quốc và ISBP: Phải đồng thời ghi bằng số và ghi bằng chữ, nếu có sự sai khác thì Hối phiếu sẽ vô hiệu
– Theo ULB 1930: không bắt buộc phải ghi cả chữ và số, có thể ghi bằng chữ hoặc số. Còn cho phép ghi nhiều hơn một lần bằng chữ hoặc nhiều hơn một lần bằng số.
+ Nếu có sự khác nhau giữa các số tiền ghi bằng chữ hoặc giữa các số tiền ghi bằng số => chọn số tiền nhỏ hơn để thanh toán
+ Có sự sai khác giữa số tiền ghi số và ghi chữ => bằng chữ
– Luật Anh, Mỹ: nếu có sai khác giữa số và chữ => bằng chữ
– Luật CCCN 2005:
+ Phải ghi cả bằng chữ và bằng số
+ Nếu có sai khác giữa chữ và số => bằng chữ
+ Nếu số tiền bằng số/ hoặc bằng chữ nhiều lần mà không trùng nhau => thanh toán số tiền nhỏ hơn.
iv. Địa điểm và thời gian kí phát (7)
Địa điểm: Hối phiếu được lập ở đâu thì ghi địa điểm ở đó. Đối với Hối phiếu quốc tế, địa điểm kí phát có ý nghĩa quan trọng để suy ra nguồn luật điều chỉnh Hối phiếu.
– Nơi lập hối phiếu: ở nước người phát hành hối phiếu (người xuất khẩu)
– Ngày lập hối phiếu: không được sớm hơn ngày lập hóa đơn, không sớm hơn ngày mở L/C và nằm trong thời gian hiệu lực của L/C.
v. Thời hạn Thanh toán (4)
– Thanh toán ngay:
+ Payable at sight: Thanh toán ngay
+ Payable on presentation: Thanh toán khi xuất trình Hối phiếu
+ Payable on demand: Thanh toán khi có yêu cầu
– Thanh toán sau:
+ At Xdays after sight of this…: Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày ký phát hối phiếu
+ At Xdays after acceptance: Thanh toán vào 1 ngày sau khi được chấp nhận Hối hiếu
+ On the future fixed day: Thanh toán 1 ngày nhất định trong tương lai
+ At Xdays after BL date of this…: Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày ký vận đơn
+ At Xdays after shipment date of this: Thanh toán 1 ngày nhất định sau ngày giao hàng
vi. Tên người thụ hưởng (6)
Tên người thụ hưởng có thể là người kí phát, hoặc người khác người kí phát chỉ định, hoặc bất kì người nào được chuyển nhượng bằng cách kí hậu, hoặc người cầm phiếu. (đích danh, theo lệnh, trao tay)
vii. Tên (3) và địa chỉ của người bị kí phát (5)
– Là ngân hàng phát hành L/C nếu thanh toán bằng L/C
– Là nhà Nhập khẩu nếu thanh toán bằng phương thức khác (mở sổ, nhờ thu…)
– Phải ghi địa điểm thanh toán nếu không sẽ thanh toán tại địa chỉ của người bị kí phát
viii. Tên và địa chỉ của người kí phát (8)
Phải ghi tên và địa chỉ của người kí phát vì người kí phát sẽ là người cuối cùng thanh toán cho người thụ hưởng trong trường hợp Hối phiếu đã chuyển nhượng nhưng Người bị kí phát từ chối thanh toán/không chấp nhận.
ix. Chữ kí người kí phát (8)
Chữ ký của người ký phát muốn có hiệu lực phải là chữ ký của người có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý. Chữ ký phải được ghi ở góc dưới bên phải của tờ hối phiếu và người ký phát hối phiếu phải ký tên bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch. Các chữ ký dưới dạng in, photocopy và đóng dấu…mà không phải viết tay đều không có giá trị pháp lý
Chúng ta cùng tham khảo 2 mẫu Hối phiếu sau đây được lập bằng file Word
Hối phiếu trong Phương thức Nhờ thu
Hối phiếu trong phương thức tín dụng chứng từ.
Mrs Đoàn Thúy- CEO HAN EXIM
—————————————————————————-
CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB)
Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics
Mobile: 0906246584 0986538963
Add: số 18 ngõ 67 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội
Website: https://hanexim.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau
Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau