HƯỚNG DẪN CÁCH MỞ THƯ TÍN DỤNG (LETTER OF CREDIT) CHO NHÀ XUẤT KHẨU

Thư tín dụng (Letter of credit – L/C) là một văn bản pháp lý được phát hành bởi một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng), nhằm cung cấp một sự bảo đảm trả tiền cho một người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản trong thư tín dụng.

Và nếu bạn là Nhà nhập khẩu trong nước chắc hẳn bạn rất muốn tìm hiểu về cách mở thư tín dụng cho nhà xuất khẩu nước ngoài. Bài viết này tôi sẽ hướng dẫn chi tiết các bước trong thực tế để bạn mở LC thành công ngay từ giao dịch với ngân hàng lần đầu tiên.

Thực chất, quy trình mở L/C hoàn toàn rất đơn giản chỉ vỏn vẹn có ba bước:

  • Bước 1: xin mở L/C
  • Bước 2: ngân hàng chính thụ lý hồ sơ và tiến hành mở thư tín dụng cho doanh nghiệp
  • Bước 3: hệ thống các ngân hàng hoạt động, chuyển giao thư tín dụng đến đối tác, người hưởng lợi.

Tuy chỉ đơn giản có ba bước nhưng để mở được một L/C không hoàn toàn dễ dàng ở cả vị thế doanh nghiệp lẫn ngân hàng. Tại vì sao vậy? Để hiểu được điều đó chúng ta sẽ đi sâu hơn về các bước trên.

Bước 1: xin mở tín dụng thư (L/C)

Căn cứ vào hợp đồng buôn bán ngọai thương (hoặc hóa đơn chào hàng) tổ chức nhập khẩu chủ động viết đơn, làm hồ sơ xin mở thư tín dụng gửi đến Ngân hàng phục vụ mình. Hồ sơ thường bao gồm:

  • Đơn yêu cầu mở L/C
  • Hợp đồng ngoại thương (bản gốc/sao)
  • Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc Danh mục quản lý quy định tại Quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng năm của Thủ tướng Chính Phủ)
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)

Nên chú ý rằng:

1/ Mỗi ngân hàng có một mẫu đơn, hồ sơ mở tín dụng riêng, khác nhau. Doanh nghiệp có mong muốn mở thư tín dụng phải lựa chọn trước ngân hàng mà mình muốn mở L/C. Ngân hàng đó có thể là ngân hàng đã rất quen thuộc và từng hoạt động giao dịch với doanh nghiệp nhiều lần hoặc cũng có thể là chưa một ngân hàng xa lạ. Khi đó, thủ tục xin mở doanh nghiệp có thể sẽ rất khác nhau. Do đó, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ mẫu đơn của ngân hàng đã chọn, và đọc kỹ thủ tục, quy định mà ngân hàng đã quy định.

2/ Đơn xin mở thư tín dụng phải được viết tối thiểu 2 bản. Sau khi Ngân hàng đóng dấu gửi trả cho đơn vị một bản

3/ Cần chú ý loại thư tín dụng mà doanh nghiệp cần, muốn mở. Ngân hàng sẽ có những cách cung cấp dịch vụ L/C khác nhau. Hầu hết các ngân hàng đều có L/C trả chậm, L/C trả ngay. Bên cạnh đó cũng có các loại L/C dự phòng, có chuyển nhượng, giáp lưng, tuần hoàn, đối ứng …. Do đó doanh nghiệp cần lựa chọn kỹ và hoàn tất đầy đủ, đúng theo các yêu cầu, thủ tục, chứng từ của ngân hàng đề ra.

4/ Cẩn trọng và cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra những điều kiện ràng buộc bên xuất khẩu .

Tránh tình trạng mâu thuẫn với những điều khoản ký kết trong hợp đồng. “Vì ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu, do vậy Quý khách nên xem xét kỹ nội dung hợp đồng để đảm bảo khi đưa vào L/C không bị mâu thuẫn.”

5/ Đơn xin tín dụng chính là cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp giữa người xin mở thư tín dụng với Ngân hàng mở thư tín dụng và là cơ sở để Ngân hàng mở thu tín dụng gửi cho bên xuất khẩu

6/ Ngoài ra khi tiến hành đăng ký mở L/C các doanh nghiệp cần chú ý đến yêu cầu của ngân hàng mình về việc ký quỹ, bão lãnh, uỷ quyền.

Bước 2: ngân hàng chính thụ lý hồ sơ và tiến hành mở thư tín dụng cho doanh nghiệp.

Nếu đồng ý, ngân hàng đóng dấu đơn xin mở thư tín dụng và gửi trả cho đơn vị một bản. Sau đó ngân hàng trích tài khoản đơn vị mở tài khoản tín dụng (ký quỹ 100% giá trị thư tín dụng trong trường hợp thanh toán ngay hay X% giá trị thư tín dung trong trường hợp thanh toán có kỳ hạn). Sau đó Ngân hàng viết thư tín dụng gửi cho tổ chức xuất khẩu thông qua Ngân hàng thông báo tại nước tại nước xuất khẩu.

Việc mở thư tín dụng có thể thực hiện bằng đường hàng không, bưu chính hoặc bằng điện tín, bằng hệ thống Swift.

Chú ý:

Sau khi ngân hàng đã chấp thuận, một điều mà doanh nghiệp cần chú ý đó là phí giao dịch. Mỗi ngân hàng, mỗi loại giao dịch đều có phí khác nhau tuỳ theo quy định, tính chất. Do vậy doanh nghiệp phải cân nhắc lựa chọn cho sao cho phù hợp nhất với khả năng đáp ứng của chính doanh nghiệp mình.

Bước 3: Hệ thống các ngân hàng hoạt động, chuyển giao thư tín dụng đến đối tác, người hưởng lợi.

Ngân hàng mở L/C gửi thư tín dụng đến ngân hàng đại diện nhà xuất khẩu, nhà xuất khẩu thông qua hệ thống các ngân hàng thông báo (2 ngân hàng thông báo).

Tất cả ngân hàng thuộc vào vị trí người trung chuyển đều phải có trách nhiệm  phải kiểm tra tính xác thực của L/C.

Tại Ngân hàng thông báo khi nhận thư tín dụng thì phải tiến hành kiểm tra, xác báo điện mở L/C  rồi chuyển bản chính cho nhà xuất khẩu dưới hình thức văn bản nguyên văn.

Bất kỳ L/C nào cũng phải đều được kiểm tra chặt chẽ tính xác thực, nội dung, chữ ký, mã test trước khi chuyển đến tay người hưởng lợi. Nếu có sai sót gì thì ngân hàng trung gian, thông báo có quyền không chuyển giao L/C và phải liên hệ ngay với ngân hàng mở L/C, chuyển giao lại L/C càng nhanh càng tốt, không được chậm trễ.

Đây chính là ba bước trong quy trình mở L/C. Trong ba bước này thì bước một là tiền đề quan trọng của các bước còn lại. điều này đòi hỏi sự chú ý, cẩn thận, công sức … của cả doanh nghiệp và ngân hàng. Đây cũng là lý do tại sao việc mở L/C tưởng chừng như đơn giản nhưng thực sự không đơn giản tí nào.

Mrs Đoàn Thúy- CEO HAN EXIM

—————————————————————————-

CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB)

Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics

Mobile: 0906246584 / 0986538963

Add: số 18 ngõ 67 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội

Website: https://hanexim.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau

Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau

Chat với giáo viên