MỘT SỐ LƯU Ý BẮT BUỘC CẦN ĐỌC TRƯỚC KHI MỞ THƯ TÍN DỤNG LC

Trong quá trình mở LC các bạn rất hay luống cuống bởi các chứng từ cần thiết nhưng không chỉ có vậy bởi vì để ngân hàng chấp nhận cho bạn mở LC họ còn thẩm định doanh nghiệp và uy tín tài chính của doanh nghiệp. Chúng ta hãy cùng rà soát lại những điều quan trọng cần lưu ý trước khi mở LC nhé:

1. Hồ sơ đi kèm với Đơn đề nghị mở LC

  • Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp giao dịch lần đầu)
  • Đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu)
  • Đăng ký mã số xuất nhập khẩu - nếu có (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu)
  • Hợp đồng ngoại thương gốc (trường hợp ký hợp đồng qua FAX thì đơn vị phải ký và đóng dấu trên bản phôtô).
  • Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu có)
  • Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc Danh mục quản lý quy định tại Quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng năm của Thủ tướng Chính Phủ).
  • Cam kết Thanh toán, Hợp đồng Tín dụng (trường hợp vay vốn), công văn phê duyệt cho mở L/C trả chậm của ngân hàng (trường hợp mở L/C trả chậm).
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)
  • Bản tờ trình mở L/C do phòng Tín dụng ngân hàng lập được Giám đốc chi nhánh hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt (trường hợp ký quỹ dưới 100% trị giá L/C).

Tất cả các chứng từ trên đều phải xuất trình bản gốc và lưu lại ngân hàng bản phôtô có đóng dấu treo của doanh nghiệp. Riêng các chứng từ sau sẽ phải lưu bản gốc:

  • Cam kết thanh toán- Hợp đồng vay vốn
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ
  • Đơn xin mở L/C của khách hàng
  • Bản giải trình mở L/C

2. Các vấn đề với bên liên quan như ngân hàng, nhà xuất khẩu

  • Trước khi mở L/C, người nhập khẩu cần thoả thuận cụ thể với người xuất khẩu về các khoản thanh toán, lịch giao hàng, phương tiện giao hàng và các chứng từ cần xuất trình. 
  • Người nhập khẩu phải nhận thức rằng L/C không phải là hình thức thanh toán an toàn tuyệt đối vì Ngân hàng chỉ giao dịch trên chứng từ chứ không biết đến hàng hoá. Nếu chứng từ phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C thì người nhập khẩu phải trả tiền mặc dù hàng hoá đã giao không đúng với hợp đồng. 
  • Đảm bảo chắc chắn là L/C phù hợp với hợp đồng. 
  • Các điều kiện của L/C phải đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, không nên đưa vào L/C các nội dung quá chi tiết và những quy cách phẩm chất quá phức tạp. 
  • Người nhập khẩu cần nghiên cứu kỹ để tránh rủi ro do biến động tỷ giá ngoại tệ.
  • Phòng trường hợp ngân hàng phát hành L/C cho nhà nhập khẩu gặp rắc rối vì 1 số lý do nào đó, nhà nhập khẩu nên bảo đảm rằng L/C sẽ vẫn được chấp nhận thực hiện tại ngân hàng khác đủ điều kiện (thường là ngân hàng thông báo).  Như thế sẽ bảo đảm được uy tín của mình.

Mrs Đoàn Thúy- CEO HAN EXIM

—————————————————————————-

CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB)

Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics

Mobile: 0906246584 / 0986538963

Add: số 18 ngõ 67 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội

Website: https://hanexim.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau

Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau

Chat với giáo viên