KINH NGHIỆM KIỂM TRA CHÍNH SÁCH MẶT HÀNG

Khi quyết định nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào chúng ta đều phải kiểm tra chính sách nhập khẩu của mặt hàng đó qua các văn bản pháp luật. Mà chính sách nhập khẩu lại là một lĩnh vực quá bao la, rộng lớn, rất nhiều các bạn trẻ mới vào nghề, hay thậm chí ngay cả những người làm trong nghề lâu năm đều gặp khó khăn khi xác định chính sách của các mặt hàng. Bài viết dưới đây HANEXIM muốn chia sẻ những kinh nghiệm “rất chân thật”, hi vọng sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc xác định chính sách mặt hàng.

1. NẾU GẶP MẶT HÀNG CHƯA LÀM BAO GIỜ - BẠN CẦN PHẢI LÀM GÌ?

Nếu bạn gặp một mặt hàng mà bạn chưa làm bao giờ, hãy thực hiên theo quy trình sau:

- Bước 1: Kiểm tra xem mặt hàng đó có bị cấm nhập khẩu – xuất khẩu không? Đây là bước quan trọng nhất vì hàng phải được nhập khẩu vào VN trước rồi nhập gì thì nhập. Rơi vào diện cấm nhập khẩu thì các bạn kiểm tra mã HS code hay chính sách thì cũng không được gì cả. Các bạn cũng đừng chỉ kiểm tra chính sách trong biểu thuế excel và coi đó là “chân lý”. Hết sức sai lầm. Hãy tiến hành kiểm tra mã hàng như các bước tiếp theo đây.

- Bước 2: Kiểm tra tại thông tư số 12-2018/TT-BCT thay thế Thông tư số 04 (thi hành 187 về hàng hoá cũ NK) của BCT và các thông tư khác của bộ ban ngành khác. Sau đó kiểm tra Quyết định 50/2017/QĐ-TTg (Mặc dù quyết định này đã hết hiệu lực thi hành nhưng thi thoảng vẫn có tác dụng vì hầu hết ngành hàng đều đã có văn bản con của bộ ban ngành hướng dẫn chi tiết).

- Bước 3: Tra Google tên từng mặt hàng cụ thể

Kiểm chứng lời google bằng cách sau:
+ Đọc Nghị Định số 69-2018/NĐ-CP về phân chia hàng hoá kiểm tra chất lượng của từng bộ ban ngành (thay thế 187). Cần kiểm chứng Nghị Định 69 trước vì đôi khi Google sẽ chưa kịp update
+  Sau đó đọc tiếp các văn bản mà Google chỉ

+ Đọc tới luật chất lượng sản phẩm nếu bạn vẫn còn chưa chắc chắn
+ Đọc thêm cả các công văn hướng dẫn trên Google nữa.
 Bạn hãy đọc hết các văn bản có thể đọc mà Google đề cập, đọc thấy cần thiết thì đọc tiếp chứ không cần thiết phải đọc hết.
- Bước 4: Hỏi trong các nhóm/hội về xuất nhập khẩu nếu chưa hiểu
+ Nhóm giải đáp thủ tục hải quan/nhóm Thủ tục hải quan & hệ thống vnacc vcis này nữa nè....
+ Nhóm trên skype: Hội Xuất nhập khẩu, nhóm Tư vẫn hỗ trợ Văn bản pháp luật-Thủ tục Hải Quan -Xuất nhập khẩu...
+ Hỏi bạn bè
- Bước 5: Tìm hiểu về các bộ ban ngành liên quan/ xin liên hệ để hỏi:

Bạn luôn phải có đặt ra câu hỏi: một mặt hàng có thể thuộc quản lý của bộ nào?

Ví dụ:

- Hàng có gốc nông lâm thuỷ sản do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn  quản lý.
- Hàng máy móc do Bộ Khoa Học Công Nghệ quản lý.
- Hàng thuốc do Bộ Y Tế, nhưng thuốc thú y phải là bộ Nông Nghiệp/Cục Chăn Nuôi quản lý
- Hàng hoá mỹ phẩm/thực phẩm thường do Bộ Công Thương quản lý.
- Hàng hoá chất, hàng liên quan lao động công nghiệp do Bộ Công Thương quản lý
- Hàng Xây dựng do Bộ Xây Dựng quản lý
Các bạn sẽ men theo sườn các văn bản của bộ đó để kiểm tra.


2. LUÔN KIỂM CHỨNG NHỮNG CÂU TRẢ LỜI CỦA MỌI NGƯỜI XUNG QUANH


Khi nhận được câu trả lời cho câu hỏi mà mình đang thắc mắc trên các group, hội nhóm hay từ bạn bè, bạn cần kiểm tra lại xem liệu câu trả lời đó có đúng không, không phải ai đưa gì là nghe đó. Hãy luôn hỏi ai/ tại sao/như nào/ ở đâu/ khi nào?


- Thay vì hỏi mặt hàng A nhập như nào, hãy hỏi thêm:

+Có văn bản thông tư nào quy định không, em có thể kiểm tra thêm ở đâu?

+Có thể cho em xin tờ khai mẫu nếu anh/chị không ngại chia sẻ và không phiền.


 - Với văn bản cũng vậy, hãy đặt ra câu hỏi:

+ Ai - Đối tượng áp dụng?

+ Tại sao - Vì sao phải làm?

+ Như nào - Quy trình thủ tục?

+ Ở đâu - làm ở đâu

+ Khi nào - khi nào phải làm thủ tục đó?

+ Hiệu lực thi hành của văn bản - văn bản đó sửa đổi cái nào và bãi bỏ cái nào?
Mọi câu hỏi và câu trả lời đều không mất phí, nên hãy hãy nhiều nhất có thể.

3. LUÔN ĐỂ Ý NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH.


Khi hỏi trên các group, hội nhóm hay người thân, hãy “lăn xả và bám riết”, thể hiện sự văn minh - cầu tiến - ham học hỏi. Trên các group, hội nhóm, mọi người đều tốt bụng nhiệt tình, nên cứ hỏi, hỏi trên group hoặc inbox hỏi riêng. Thấy ai chuyên mặt hàng nào, hiểu biết sâu rộng thì ghi chú vào - gặp vấn đề ngành hàng đó cứ bám theo họ hỏi và xin tư vấn.


4. LUÔN ĐỂ Ý TÍNH LOGIC CỦA VĂN BẢN PHÁP LUẬT


Đôi khi các văn bản pháp luật rất chặt chẽ, nhưng đôi khi cũng đầy mâu thuẫn. Trình tự và thứ tự áp dụng văn bản như nào chính là chìa kháo cần tìm.
Luật là gốc, rồi đến nghị định/quyết định của Thủ Tướng - Quốc Hội, rồi đến thông tư, đến các văn bản hướng dẫn dạng công văn - thư trả lời của các bộ ban ngành.
Khi mâu thuẫn xảy ra, cái nào là gốc rễ phải đi theo cái đó.


5. HÃY XIN CẦU CÂU CÁ, ĐỪNG BAO GIỜ CHỈ NGHĨ XIN CÁ


Hãy đi theo những người sẵn sàng chia sẻ với mình, có tầm có tâm. Theo họ thì sẽ rất nhanh có động lực, hãy nhờ họ HƯỚNG DẪN TƯ VẤN, không phải LÀM HỘ. Không ai hộ ai được mãi cả, họ có thể làm hộ bạn 1 2 lần nhưng không thể nào làm hộ bạn cả đời được. Nên hãy theo và tranh thủ học hỏi cách làm việc của họ để tự phát triển bản thân và có thể tự giải quyết công việc của mình.

Hãy chia sẻ với người khác trong công việc và nhận lại sự giúp đỡ từ họ.

Mrs Đoàn Thúy- CEO HAN EXIM

—————————————————————————-

CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB)

Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics

Mobile: 0906246584 / 0986538963

Add: số 18 ngõ 67 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội

Website: https://hanexim.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau

Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau

Chat với giáo viên