Hiện nay, việc thành lập một doanh nghiệp xuất nhập khẩu không phải điều khó. Tuy nhiên, những quy định liên quan và những việc cụ thể và cho tiết cần làm khi muốn thành lập một công ty xuất nhập khẩu thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn rõ ràng, chính xác và cụ thể các bước thành lập công ty và chia sẻ những kinh nghiệm sau khi đã đăng ký thành lập công ty.
1. Địa chỉ công ty
Thứ nhất, địa chỉ công ty cần rõ ràng, chính xác, một địa chỉ có thể đặt được nhiều công ty.
Thứ hai, cần đặt tiêu chí tiết kiệm tối đa chi phí để dành vốn cho hoạt động doanh nghiệp trong bước đầu thành lập. Vì vậy, có thể đặt địa chỉ công ty mượn tại nhà người thân, bạn bè, hoặc thuê văn phòng ảo để tiết kiệm tối đa chi phí.
2. Tên công ty phù hợp theo quy định pháp luật
- Đối với tên Tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
-
Loại hình doanh nghiệp
-
Tên riêng.
Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Căn cứ vào quy định tại Điều 37 và các điều 38, 39 và 41 của Luật doanh nghiệp- Luật số 59/2020/QH14, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
- Lựa chọn tên công ty không được trùng lặp, không thuộc điều cấm của luật ( Tham khảo từ điều 37 đến 42 trong Luật doanh nghiệp- Luật số 59/2020/QH14 để nắm đầy đủ những quy định khi đặt tên doanh nghiệp).
3. Vốn điều lệ
>> Vốn tối thiểu để thành lập công ty xuất nhập khẩu là bao nhiêu? Có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu, tối đa?
Nếu các bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường thì không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty xuất nhập khẩu. Còn nếu các bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì sẽ phải có mức vốn tối thiểu theo quy định của từng ngành nghề đó.
4. Đăng ký ngành nghề kinh doanh và lựa chọn ngành nghề kinh doanh
>> Ngành nghề không yêu cầu điều kiện kinh doanh là gì? Và ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh là gì?
Ngành nghề không yêu cầu điều kiện kinh doanh là khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh đó thì không cần chuẩn bị các điều kiện về chứng chỉ hành nghề hoặc chuẩn bị điều kiện về mức vốn pháp định.
Ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh là khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh đó thì cần chuẩn bị các điều kiện về chứng chỉ hành nghề hoặc chuẩn bị điều kiện về mức vốn pháp định.
Đối với công ty xuất nhập khẩu khi đăng ký ngành nghề kinh doanh thì cần đăng ký những ngành nghề bán buôn, tức là hình thức mua bán cho những người trung gian không phải người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài những ngành nghề bán buôn mà công ty đăng ký để hoạt động kinh doanh thì phải đăng ký thêm mã ngành nghề sau mới đủ điều kiện thực hiện quyền xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty đang kinh doanh:
>> Mã ngành kinh doanh xuất nhập khẩu
Mã ngành nghề xuất nhập khẩu trong kinh doanh được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTG. Cụ thể, mã ngành nghề xuất nhập khẩu cần đăng ký kinh doanh là:
– Mã ngành 8299 gồm: Xuất, nhập khẩu những mặt hàng của doanh nghiệp kinh doanh; Ủy thác và nhận sự ủy thác của việc Xuất, nhập khẩu về hàng hóa.
– Mã ngành 5229 gồm: Hoạt động từ những đại lý bán vé máy bay; Hoạt động từ đại lý làm những thủ tục về hải quan.
Tham khảo thêm: Mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Tại đây
5. Lựa chọn người đại diện pháp luật
Người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện mọi giao dịch nên là người quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần lựa chọn người đại diện theo pháp luật phải là người có trình độ chuyên môn hoặc trình độ quản lý để điều hành doanh nghiệp, tránh việc lựa chọn người không đủ khả năng về kỹ năng kinh nghiệm. Tuy nhiên sau khi thành lập công ty các bạn vẫn có thể thay đổi người đại diện theo pháp luật.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
– Theo Luật doanh nghiệp mới nhất quy định và phân chia ra 05 loại hình doanh nghiệp phổ biến sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty xuất nhập khẩu Một Thành Viên, Công ty xuất nhập khẩu Hai Thành Viên trở lên, Công ty xuất nhập khẩu, Công ty Hợp Danh. Luật doanh nghiệp cũng quy định rõ ràng tính chất, đặc điểm, quy mô, cơ cấu tổ chức quản lý, quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty.
6. Các bước thành lập công ty xuất nhập khẩu thành công
Bước 1: Chuẩn bị thông tin để điền vào hồ sơ
Thông tin bao gồm: Tên công ty, loại hình công ty, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ công ty, người đại diện theo pháp luật ( tất cả những thông tin này đã được hướng dẫn ở phần trên)
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác
Hồ sơ đăng ký mở công ty xuất nhập khẩu bao gồm:
-
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
-
Văn bản về điều lệ công ty xuất, nhập khẩu.
-
Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông (đối với loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần)
-
Hộ chiếu bản sao, chứng minh nhân dân bản sao, thẻ căn cước bản sao kèm theo giấy phép đăng ký công ty (nếu là tổ chức mở công ty).
-
Quyết định của tổ chức góp vốn (đối với công ty có tổ chức góp vốn)
-
Giấy ủy quyền cho Nam Việt Luật nếu chủ doanh nghiệp không trực tiếp hoàn thành và nộp hồ sơ.
-
Nếu chủ doanh nghiệp/ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ thì doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ online hoặc trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh các tỉnh, thành phố đặt trụ sở chính.
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh
Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ thành lập công ty sản xuất hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy phép kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh.
Bước 4: Công bố nội dung đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh về thành lập công sản xuất trên cổng thông tin quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp nộp phí và gửi Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
Bước 5: Hoàn thành điều kiện và xin giấy phép xuất, nhập khẩu theo quy định
Tùy vào ngành nghề hay sản phẩm mà doanh nghiệp tiến hành xuất, nhập khẩu mà công ty cần đáp ứng những yêu cầu riêng. Lúc đó, doanh nghiệp hãy hoàn thành các điều kiện cơ bản và làm thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện thực hiện xuất nhập khẩu theo đúng quy định.( Liên hệ Nam Việt Luật để được tư vấn chi tiết điều kiện thành lập công ty sản xuất đối với từng ngành nghề, sản phẩm kinh doanh)
7. Một số kinh nghiệm sau khi đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu
7.1 Kinh nghiệm đóng thuế sau khi thành lập công ty xuất nhập khẩu
-
Thuế môn bài (Mức đóng thuế môn bài phụ thuộc vào mức vốn điều lệ mà công ty đăng ký). Công ty phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
-
Thuế giá trị gia tăng. Đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đóng sau khi kết thúc năm tài chính
-
Thuế xuất khẩu (Đối với doanh nghiệp xuất khẩu). Đóng khi thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa.
-
Thuế nhập khẩu (Đối với doanh nghiệp nhập khẩu). Đóng khi thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa.
7.2 Kinh nghiệm đóng thuế qua mạng bằng phần mềm chữ ký số điện tử
Đóng thuế qua mạng bằng phần mềm chữ ký số điện tử. Mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải mua phần mềm chữ ký số điện tử này để phục vụ việc báo cáo và đóng thuế. Và cần kế toán của công ty là người thực hiện các thao tác đóng thuế cho doanh nghiệp.
7.3 Kinh nghiệm mở tài khoản ngân hàng
Đại diện pháp luật mang CMND + Giấy chứng nhận doanh nghiệp + Con dấu doanh nghiệp ra ngân hàng mở tài khoản.
7.4 Kinh nghiệm về việc đăng ký nộp thuế điện tử thông qua tài khoản
Kế toán dùng phần mềm chữ ký số lựa chọn ngân hàng để đăng ký thuế điện tử cho doanh nghiệp, sau đó ngân hàng sẽ xác nhận trên hệ thống việc đăng ký thuế điện tử cho doanh nghiệp.
7.5 Kinh nghiệm dùng phần mềm để nộp tờ khai thuế và đóng thuế
Dùng phần mềm chữ ký số điện tử. Toàn bộ doanh nghiệp bắt buộc phải mua phần mềm chữ ký số này để nộp báo cáo thuế và đóng thuế.
7.6 Kinh nghiệm lựa chọn người làm kế toán hoặc thuê dịch vụ kế toán
Doanh nghiệp sau khi được thành lập thì bắt buộc phải có người làm kế toán cho công ty. Kế toán của công ty thực hiện việc báo cáo thuế, đóng thuế, làm sổ sách, xuất hóa đơn chứng từ. Nếu doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài chính thì có thể thuê 01 người làm kế toán về công ty. Mức lương để kế toán có kinh nghiệm làm được việc này giao động từ 9-15 triệu. Còn nếu công ty muốn tiết kiệm chi phí ban đầu thì thuê dịch vụ kế toán tại Nam Việt Luật để tiết kiệm chi phí tối đa nhất.
7.7 Kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu truyền thống và Online cho công ty xuất nhập khẩu
Khi thành lập công ty mọi doanh nghiệp đều muốn xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp mình, cho nên cần chú ý xây dựng thương hiệu dạng dễ nhớ, dễ đọc, ngắn gọn, xúc tích và đặc biệt phải có ý nghĩa đối với khách hàng và với ngành nghề mình kinh doanh.
Đặc biệt phải kết hợp giữa Marketing truyền thống và Marketing online trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển. Marketing truyền thống là bán hàng và giữ những mối quan hệ khách hàng thông qua quan hệ thân quen, giới thiệu. Còn Marketing Online là xây dựng và phát triển thương hiệu trên không gian mạng, đây là kênh phát triển thương hiệu không giới hạn biên giới và là xu thế hiện tại và trong tương lai. Cho nên doanh nghiệp muốn phát triển mạnh và bền vững thì cần kết hợp tốt 2 loại hình Marketing này để có được lượng khách hàng ổn định.
7.8 Am hiểu pháp luật, nắm vững thị trường với ngành hàng kinh doanh
Cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa, nước ta đã gia nhập WTO và ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với thế giới, là cơ hội làm ăn rộng mở song hành cùng nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt Việt Nam sắp ký kết hiệp định TPP ( Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ). Do đó, dĩ nhiên, bạn phải am hiểu pháp luật để tránh những tình trạng rủi ro, thiếu hiểu biết có thể xảy ra với công ty của bạn.
Bên cạnh đó việc am hiểu thị trường, thị hiếu của khách hàng cũng luôn có lợi bởi chúng sẽ giúp bạn giải quyết bài toán về nguồn cung, cầu, từ đó giải pháp về vấn đề tồn kho sẽ được đưa ra giải quyết sớm. Am hiểu pháp luật đầu tiên sẽ giúp bạn nhanh chóng làm thủ tục thành lập công ty nhanh chóng, gọn lẹ để đi vào kinh doanh.
7.9 Huy động vốn
Vốn luôn là phần quan trọng của công ty, dù mục đích sử dụng vốn của bạn muốn xoay vòng hay sản xuất. Chúng quyết định sự tiếp tục hoạt động hay ngừng hoạt động của công ty bạn. Huy động vốn với việc thành lập công ty xuất nhập khẩu có chút khó khăn là bạn phải chứng minh cho các cổ đông thấy kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ sinh lời. Từ đó họ mới đầu tư, Bạn muốn biến ý tưởng trên giấy của mình thành hiện thực, hãy lưu tâm huy động vốn.
7.10 Lên kế hoạch chi tiết các chiến lược kinh doanh lâu dài
Hoạch định tài chính, địa điểm kinh doanh, phân bố nhân công hợp lý là những vấn đề không bao giờ cũ cả. Bạn cũng nên có kế hoạch dự phòng và tính toán tỉ mỉ phương án rủi ro để tìm cách khắc phục, tháo gỡ nếu không may vấp phải. Đồng thời xác định hướng đi lâu dài cho công ty bạn là gì? bỏ qua cái lợi trước mắt, bạn cần lập kế hoạch tác chiến lâu dài, vừa để quay vòng vốn vừa để ổn định nhân công, mặt bằng.
Trong thời gian hoạt động công ty có rất nhiều chuyện xảy ra, có thể công ty bạn đang hoạt động nhưng có hướng kinh doanh mặt hàng khác bạn cũng có thể thay đổi giấy phép kinh doanh để có thể kinh doanh bình thường, công ty có thành công hay không tất cả phụ thuộc vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của bạn.
Tham khảo thêm kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu tại đây.
Hy vọng bài viết giúp các bạn hiểu và hình dung rõ ràng nhất về những bước cần làm khi muốn thành lập công ty.
Mrs Đoàn Thúy - CEO Han Exim
------------------------------------------
CÔNG TY TNHH HAN EXIM
Tổ hợp dịch vụ Xuất nhập khẩu - Logistic thực chiến
Mobile: 096 5566 890 I 098 653 8963
Add: 41/49 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Website: https://hanexim.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/bcqthaneximclub