PHÂN BIỆT C/O BACK TO BACK VÀ MOVEMENT CERTIFICATE

Đây là 2 tên gọi khác nhau nhưng cùng một bản chất của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có tên gọi “C/O giáp lưng” – C/O được cấp bởi Bên thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên thông tin của C/O được cấp bởi Bên thành viên xuất khẩu đầu tiên  và do vậy phải có giao dịch của ít nhất 3 Bên thành viên trong Hiệp định mới có thể cấp C/O giáp lưng.

Một số FTA (Free Trade Area: Khu vực mậu dịch tự do) yêu cầu nhà xuất khẩu trên C/O giáp lưng và nhà nhập khẩu trên C/O gốc phải là một, có nghĩa là ai nhập khẩu  (trên C/O gốc) thì người đó phải đồng thời phải là người xuất khẩu (trên  C/O  giáp  lưng)  và  không được  phép  bán  hàng cho  một  ai  khác  tại  Bên thành viên  trung gian  (AKFTA,  ACFTA,  AIFTA).  

Đây  là  quy  định  chặt chẽ, phần nào giảm sự thuận lợi trong quan hệ thương mại có nhiều hơn 2 Bên tham gia. Một số FTA chặt hơn, thậm chí còn yêu cầu sản phẩm hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của cơ quan hải quan (AIFTA, ACFTA).

Một số FTA không yêu cầu nhà xuất khẩu trên C/O giáp lưng phải trùng với nhà nhập khẩu trên C/O gốc. Điều đó có nghĩa nhà nhập khẩu  (trên C/O gốc) có thể bán hàng cho một thương nhân khác và thương nhân này sẽ đứng tên tại Ô số 1 (nhà xuất khẩu) trên C/O giáp lưng (ATIGA, AANZFTA, AJCEP). 

Nguồn: Internet

Mrs Đoàn Thúy- CEO HAN EXIM

—————————————————————————-

CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB)

Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics

Mobile: 0906246584 / 0986538963

Add: số 18 ngõ 67 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội

Website: https://hanexim.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau

Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau

Chat với giáo viên