Xuất nhập khẩu và những điều cần biết

Xuất nhập khẩu là gì? Là một quốc gia đang bước và thời kỳ hội nhập mạnh mẽ với rất nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết, Việt Nam đang không ngừng đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu rất có tiềm năng. Tính đến năm 2021, xuất khẩu - nhập khẩu chính là một trong những mũi nhọn hàng đầu, đưa nền kinh tế quốc dân đạt đến những cột mốc tăng trưởng mới.

Đây cũng là ngành nghề rất nhiều bạn trẻ quan tâm hiện này. Các khối ngành đào tạo về nghiệp vụ ngành này chưa bao giờ hạ nhiệt, ngược lại ngày càng trở nên "hot" hơn.

Vậy xuất nhập khẩu là gì? Muốn làm việc trong ngành bạn cần biết những gì? Công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu sẽ như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ những thông tin cơ bản cần thiết nhất về vấn đề này nhé.

Xuất nhập khẩu đang là ngành hot hiện nay

 

1. Xuất nhập khẩu là gì?

Theo Luật Thương Mại, Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hóa của Thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm của hoạt động tạm nhật tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa.

Xuất nhập khẩu là gì?

Để hiểu một cách dễ hơn, "Xuất nhập khẩu" là cụm từ dùng để gọi chung cho 2 hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Theo đó, bạn có thể hiểu đơn giản rằng, xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau. Quốc gia này sẽ mua các mặt hàng, dịch vụ mà mình không tự sản xuất được từ các quốc gia khác bằng tiền tệ. Hoạt động một quốc gia mua hàng hóa vào lãnh thổ của họ được gọi là nhập khẩu. Hoạt động một quốc gia bán các sản phẩm cho quốc gia khác được gọi là xuất khẩu.

2. Kiến thức ngành xuất nhập khẩu cần biết

Quy trình và chính sách Xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ

Một nhân viên trong ngành xuất nhập khẩu cần nắm rõ chính sách đối với từng mặt hàng, dịch vụ kinh doanh chính của công ty mình. Họ cần nắm rõ loại hàng nào được phép xuất, loại hàng nào được phép nhập? Điều kiện về hạn ngạch, giấy phép, chứng từ,... cần thiết để xuất nhập khẩu loại hàng hóa đó là gì? Cần xin cấp phép từ bộ, ban ngành quản lý nào?

Ngoài ra, nhân viên xuất nhập khẩu còn cần nắm rõ quy trình xuất nhập khẩu cơ bản nhất được diễn ra như nào.

Giao nhận vận tải

Với giao nhận vận tải nội địa: Cần nắm rõ mục đích, cách vận hàng và các loại phương tiện cùng chi phí liên quan. Ngoài ra, nhân viên xuất nhập khẩu còn cần tìm hiểu các danh mục cảng biển, cảng sông ở Việt Nam.

Với giao nhận vận tải quốc tế: Cần nắm rõ các loại phương tiện vận tải cùng chi phí, phụ phí liên quan. Danh sách sân bay, cảng biển ở các quốc gia liên kết; các hình thức vận tải quốc tế; cần lưu ý chứng từ vận tải quốc tế như SI, booking, BL, CO, AWB,...

Giao nhận, vận tải đa phương thức

 

Thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là kiến thức nền tảng khi tìm hiểu về ngành này. Các phương thức, công cụ để thanh toán quốc tế và những lợi ích, rủi ro của nó là điều bạn cần nắm chắc.

Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu về các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng như L/C - Letter of Credit; T/T - Telegraphic Transfer; Collection; COD hay CAD,...

Phương thức thanh toán quốc tế cơ bản

 

Hợp đồng, giao dịch, đàm phán

  • Hợp đồng: là giấy tờ bao gồm các nội dung,điều khoản, hình thức, các lưu ý khi ký kết hợp đồng
  • Biết xây dựng các phương án kinh doanh, chi phí cho hàng xuất, nhập các lô hàng để đàm phán giá
  • Biết giao dịch, đàm phán ngoại thương một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và thành công nhất, có lợi nhất cho doanh nghiệp. Bao gồm cả giao dịch offline và trực tiếp gặp gỡ

 

Thủ tục hải Quan

  • Bao gồm các chính sách về hải quan, pháp luật cùng các thông tư, nghị định, quyết định, các xử phạt hành chính nếu xảy ra sai sót…
  • Tìm hiểu về cách áp mã hàng hóa (HS code), cách tính thuế xuất nhập khẩu cùng trị giá hải quan.
  • Nắm rõ quy định thông quan tại các chi cục, cửa khẩu, sân bay
  • Nắm rõ cơ bản nguyên lý về kế toán trong các công việc quyết toán, hoàn thuế, VAT, VNK…

Làm việc với cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa

 

Chứng từ cơ bản

  • Chứng từ xuất nhập khẩu là thứ vô cùng quan trọng, là giấy tờ có giá trị trước pháp luật.
  • Biết hoàn thiện các chứng từ xuất nhập khẩu thanh toán tùy theo từng phương thức thanh toán
  • Xin giấy phép chuyên ngành, công bố hợp quy, kiểm định, kiểm tra chất lượng, an toàn…

Các mẫu chứng từ cơ bản cần có

 

3. Công việc của nhân viên xuất nhập khẩu

Nhân viên xuất nhập khẩu chính là cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau. Họ sẽ đảm đương quy trình để các lô hàng có thể lưu thông nhanh chóng, đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hoá toàn cầu. Công việc của nhân viên xuất nhập khẩu là:

  • Làm việc trực tiếp với khách hàng, đó là những giao dịch, đám phán, ký kết hợp đồng sau khi đạt được thoả thuận chung giữa các bên.
  • Tiếp nhận các đơn đặt hàng từ doanh nghiệp. Hoàn tất thủ tục cùng những chứng từ liên quan đến lô hàng để dễ dàng thông quan.
  • Lựa chọn và cân nhắc các hình thức vận chuyển phù hợp để đáp ứng nhu cầu vận chuyển của khách hàng.
  • Nhận thanh toán tiền cho lô hàng bằng các phương thức khác nhau.
  • Hoàn thành quá trình thông quan, sắp xếp vấn đề kho bãi để bảo quản hàng hoá.
  • Quản lý các đơn hàng, tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường của công ty,...

Công việc chính của nhân viên xuất nhập khẩu

Nhìn chung, tuỳ vào từng bộ phận, nhân viên sẽ đảm đương những trách nhiệm khác nhau. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt công việc của mình, bạn vẫn sẽ phải hiểu cơ bản toàn bộ chu trình của ngành này.

4. Các vị trí trong ngành

Tuy đang còn khá mới ở Việt Nam nhưng cơ hội việc làm của ngành xuất nhập khẩu khá cao. Học ngành này ra trường làm gì? Ở vị trí nào? Cùng tham khảo một số công việc dưới đây.

  • Nhân viên kinh doanh: Sale
  • Nhân viên chứng từ – dịch vụ khách hàng: Docs – Customer Service
  • Nhân viên thu mua hàng hóa: Purchaser
  • Nhân viên Nhập khẩu: Import Executive
  • Nhân viên Xuất khẩu: Export Executive
  • Nhân viên xuất nhập khẩu hiện trường: Operations – Ops
  • Nhân viên Thanh toán Quốc tế: thường có tại các doanh nghiệp lớn hoặc tại Ngân hàng
  • Nhân viên tại Văn phòng Đại diện của các công ty đa quốc gia……

Các vị trí trong ngành xuất nhập khẩu

 

5. Những kỹ năng nhân viên xuất nhập khẩu cần có

Khi tìm hiểu về ngành, nếu kiến thức là phần cứng cần nắm vững thì kỹ năng là thứ chẳng thể thiếu. Một số kỹ năng cần thiết của một nhân viên trong ngành cần có như sau:

Ngoại ngữ

Nếu ở một số công việc, bạn chẳng cần tiếng anh thì đây là ngành cần tiếng Anh thông thạo. Từ việc đọc hiểu chứng từ, giao tiếp, email, gặp gỡ hay đàm phán đều cần tiếng Anh. Biết thêm các ngoại ngữ khác cũng là lợi thế với bạn.

Sử dụng thành thạo B2B web/apps/tìm kiếm thông tin trên Internet

Kỹ năng này là bắt buộc với Sales quốc  tế. Sử dụng thành thạo B2B webs, các thông tin trên Internet, PR cho thương hiệu… Một số app hiện nay đang khá thịnh hành như Whatsapp, Wechat, Viber, Line… Những app này phổ biến để làm việc mà không cần email.

Thuyết trình, thuyết phục, giao tiếp

Thuyết trình và thuyết phục tốt thì bạn cần phải đánh giá được tâm lý khách hàng, biết cách giải quyết vấn đề nhanh nhạy. Việc xử lý mâu thuẫn, nhận định khách hàng cũng cần khéo léo. Giao tiếp tốt, biết cách tạo và xây dựng các mối quan hệ, mở rộng các mối quan hệ mới.

Kỹ năng văn phòng

Đối với một nhân viên trong ngành, việc thành thạo các kỹ năng văn phòng như Word, Excel, Outlook là vô cùng cần thiết. Ngoài ra họ cần sử dụng các tools, phần mềm để theo dõi, chăm sóc khách hàng.

Kỹ năng mềm khác

  • Kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc để báo cáo, tổng hợp, lên kế hoạch và hoàn thiện deadline…
  • Kỹ năng làm việc độc lập, chủ động và tích cực
  • Biết cách giải quyết vấn đề
  • Sáng tạo, không ngừng học hỏi cái mới
  • Biết giữ vững lập trường, tranh biện thuyết phục
  • Ngoài ra, cần các kỹ năng làm việc team work

Ngành xuất nhập khẩu ngày càng tỏ ra vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Ngành đang tăng trưởng với kim ngạch khá cao và đa dạng về hàng hóa, dịch vụ. Việc tìm hiểu về ngành và nhân viên cần những gì là rất cần thiết.

Chat với giáo viên