LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHỞI NGHIỆP VỚI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU?

Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu một số bước cơ bản trong quá trình khởi sự kinh doanh Xuất nhập khẩu. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề tiếp theo cần được quan tâm khi bạn làm trong lĩnh vực này:

KẾT NỐI SÂU HƠN

Sau khi đã có thời gian liên lạc với các công ty nước ngoài, xây dựng một mối quan hệ tốt với các đại diện của họ hãy list ra một vài công ty – có lẽ trong cùng một nước hoặc vùng lãnh thổ tương tự – để chính xác nhu cầu của họ, hai hoặc ba sản phẩm trong những nhu cầu là gì?

Hãy xem xét các phương pháp phân phối của họ. Bạn có thể làm việc trực tiếp với người bán buôn của một công ty nhập khẩu ở nước ngoài, hoa hồng của bạn sẽ thấp hơn, nhưng bạn sẽ không cần phải xử lý nhiều bước.

Hoặc, bạn có thể cần phải cung cấp danh mục sản phẩm và mẫu, làm việc với một mạng lưới các công ty nhỏ, hoặc người đại diện bán hàng từ một tập đoàn lớn.

Nếu bạn đang nhập khẩu hàng hóa, bạn sẽ cần phải tìm các nhà phân phối có thể mua số lượng lớn. Một cửa hàng bán lẻ đơn hoặc hai ba công ty nhỏ là không đủ tiêu thụ sản phẩm mà bạn đã nhập. Hãy ra ngoài và tiếp xúc trong các chuỗi bán lẻ lớn hơn để hiểu thêm về chuỗi cung ứng.

NHẬP KHẨU THÌ SAO?

Hiện có hàng trăm nhà sản xuất khắp thế giới với khả năng phân phối hạn chế tìm kiếm một thị trường nước ngoài. Nhu cầu của họ chính là động cơ nhập hàng của bạn.

Hãy thuyết phục các nhà xuất khẩu về quy mô và uy tín của bạn để từ đó bạn trở thành nhà phân phối độc quyền cho sản phẩm đó tại thị trường của bạn. Bạn thuyết phục họ bằng việc đưa ra kế hoạch sẽ triển khai việc bán hàng ra sao, chuẩn bị thủ tục giấy tờ, tiền bạc, lo khâu vận chuyển, hải quan, và thiết lập mạng lưới bán hàng  thế nào.

Bạn thấy đấy, tôi đã chỉ cho bạn cách thức thiết lập kết nối vững chắc hai bên cùng có lợi bởi: Các nhà sản xuất họ tăng doanh số bán hàng, họ có một thị trường rộng lớn hơn, và lợi nhuận nhiều hơn. Còn bạn đóng vai trò công ty nhập khẩu, bạn có hoa hồng trên giá của hàng hoá, khả năng tạo sức ép thị trường khi bạn được độc quyền. Từ đây, đi đâu hãy luôn mang điện thoại theo để sẵn sàng trả lời bất cứ cuộc điện thoại nào. Bạn có thể quảng cáo sản phẩm công ty đã nhập trên các ấn phẩm kinh doanh và báo chí.

LÀM HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

Khi bạn đã chắc chắn muốn nhập hàng từ đối tác lúc này hai bên sẽ ký kết hợp đồng Ngoại thương. Nếu được hãy thuê Luật sư của bạn để lập hợp đồng này – sau đó bạn chỉ có thể sử dụng lại vào các lần sau chỉ cần thay tên của các nhà sản xuất khác.

Hai bên cần đàm phán kỹ càng các điều khoản của hợp đồng.

ĐIỀU KHOẢN GIAO HÀNG

Các nhà sản xuất có thể thỏa thuận giao hàng kèm họ thuê tàu, xử lý vận tải hàng hóa, hoặc bạn có thể cần phải làm mọi thứ từ nhà máy của họ.

Bạn thêm vào hoa hồng mà bạn muốn với giá của hàng hoá. Sau đó bạn thêm vào tất cả các chi phí phụ trội nhận hàng hóa từ nhà máy đến kho hàng của mình.

Khi hàng hóa về kho, bạn có thể sẽ phải sắp xếp hết các công đoạn từ kho vận đến vận chuyển đến các nhà phân phối, đại lý khác.

Bạn sẽ trở nên quen thuộc hơn với Incoterms sử dụng trong trích dẫn giá cả và thỏa thuận điều kiện giao hàng. Trách nhiệm của bạn thay đổi theo các điều kiện giao hàng cụ thể. Nếu không nắm bắt kỹ lưỡng hãy Kiểm tra với nhà giao nhận vận tải/ Forwarders của bạn để hỏi rõ ràng về trách nhiệm của mình.

Một vận đơn (Bill of Lading) là biên lai cho hàng hóa vận chuyển. Nó được ký bởi người đại diện hãng tàu hoặc nhà chuyên chở và đảm bảo cho người mua rằng hàng đã được bốc dỡ trong điều kiện tương tự như họ đã được chấp nhận. Đây là chứng từ quan trọng mà bạn sẽ cần để ra ngân hàng để ký hậu nếu có.

Luôn luôn theo dõi sát ngày hàng lên tàu (ETD) và ngày hàng đến (ETA) dù bạn là nhà nhập khẩu hay xuất khẩu. Một thông báo hàng đến (Arrival Notice) luôn được yêu cầu để bạn sẵn sàng làm các thủ tục Nhận hàng, tránh các chi phí phát sinh không cần thiết như lưu kho, lưu cont, lưu bãi…

Hai điều kiện giao hàng thường được sử dụng nhiều nhất đó là FOBCIF:

FOB là một thuật ngữ viết tắt Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm trên boong tàu nơi đi còn gọi là ”Giao lên tàu”. Nó là một thuật ngữ trong thương mại quốc tế, được thể hiện trong Incoterm. Nó là tương tự với FAS, nhưng bên bán hàng cần phải trả cước phí xếp hàng lên tàu. Việc chuyển giao diễn ra khi hàng hóa vượt qua lan can tàu tại cảng xếp hàng. Về mặt quốc tế, thuật ngữ này chỉ rõ cảng xếp hàng, ví dụ “FOB New York” hay “FOB Hải Phòng”. Các khoản chi phí khác như cước vận tải, phí bảo hiểm thuộc về trách nhiệm của bên mua hàng

CIF, tương tự như CFR ngoại trừ kiện giá CIF cần phải có bảo hiểm đơn có thể chuyển nhượng được để bảo chứng (tiền đảm bảo) cho các rủi ro trong quá trình vận chuyển từ các nhà bảo hiểm. Giá trị của bảo hiểm đơn cần bảo chứng cho giá CIF cộng 10 phần trăm và khi có thể cần phải là loại hình tiền tệ đã được ghi trong hợp đồng mua bán. Lưu ý rằng chỉ có bảo chứng cơ bản nhất được yêu cầu tương đương với các khoản mục của điều khoản “C”, và bên mua hàng thông thường hay đòi hỏi bảo hiểm đơn dạng bảo chứng cho “mọi rủi ro” (“all risks”) phù hợp với các khoản mục trong điều khoản “A”.

 CÔNG TY GIAO NHẬN (FORWARDERS)

Forwarder là một người chăm sóc trong những bước quan trọng trong vận chuyển hàng hóa như báo giá cước vận chuyển, cung cấp thông tin định tuyến, và không gian xếp hàng, giao nhận hàng hóa, chuẩn bị tài liệu, bảo hiểm, soạn hợp đồng vận chuyển, khai báo hải quan, trucking nội và kho vận. Để cố định các chi phí này cho một lô hàng, công ty Forwarder sẽ báo giá cho bạn. Hãy yêu cầu họ báo giá tổng hợp All in one ở cuối cùng của Báo giá để tránh bạn tự cộng sót bất cứ chi phí nào.

DÙNG THƯ TÍN DỤNG TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ

Một thư tín dụng loại bỏ rủi ro tài chính cho bạn, các nhà sản xuất và nhà phân phối. Một lá thư không hủy ngang của tín dụng đảm bảo bạn đặt hàng sẽ không được hủy bỏ bất cứ lúc nào.

Về cơ bản, các ngân hàng nắm giữ tiền cho đến khi tất cả chứng từ được xuất trình. Thư tín dụng nêu các điều khoản và điều kiện đặc biệt là Chứng từ yêu cầu bằng chứng về vận chuyển hàng hoá. Không bao giờ làm việc trên những lời hứa về thanh toán vì nó ẩn chứa nhiều nguy cơ, rủi ro. Thư tín dụng là cách chắc chắn nhất để chuyển các khoản thanh toán.

MỞ RỘNG KINH DOANH

Sau khi bạn đã hoàn thành một vài lô hàng, bạn sẽ cần thúc đẩy doanh nghiệp xuất nhập khẩu của bạn để có được nhiều khách hàng hơn.

Tham gia tổ chức thương mại, các hiệp hội và hội chợ, triển lãm tại Nước ngoài để tìm kiếm đối tác, mở rộng mối quan hệ kinh doanh. Ngoài ra, nên kết bạn với tất cả mọi người liên hệ với bạn về xuất nhập khẩu, học hỏi từ những sai lầm và thành công của họ.

Bạn đừng quên Tình báo marketing để xem đối thủ Cạnh tranh ngoài kia đang làm gì, sản phẩm có gì hơn mình và cách họ  đang bán hàng, hãy học hỏi  họ nếu họ làm tốt hơn mình và hạn chế sai lầm của họ.

Mrs Đoàn Thúy- CEO HAN EXIM

—————————————————————————-

CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB)

Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics

Mobile: 0906246584 0986538963

Add: số 18 ngõ 67 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội

Website: https://hanexim.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau

Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau

Chat với giáo viên