Phân loại hàng hóa hay còn gọi là #tramãHS là một trong số những nghiệp vụ CỰC KỲ QUAN TRỌNG đối với những bạn làm việc trong nghề #XNKLogistics ở các mảng liên quan trực tiếp đến #thủtụchảiquan, thuế, chính sách mặt hàng.
Có hai đối tượng chính thường xuyên xảy ra "tranh chấp" với nhau về mã HS đó là Hải quan và chủ hàng (doanh nghiệp) do tính nhạy cảm về thuế và mang tính chủ quan của người phân loại. Do đó, những người mới vào nghề thường rất "sợ" phải làm phần việc này. Vì cơ bản, mọi người thường được đồng nghiệp đi trước dạy loa qua về cách đọc biểu thuế và tìm một tên hàng giống thế có trong biểu thuế (...) thấy hợp lý là áp vào thôi. Chính vì không hiểu rõ và nắm bắt được các quy tắc tra mã HS và những nguyên tắc chung khi sắp xếp một tên hàng phù hợp để dễ tra cứu nên nhiều bạn đã gặp rất nhiều rắc rối khi không biết cách tìm được mã HS phù hợp. Vì thế, các website sau đây ra đời nhằm hỗ trợ những bạn mới đi làm có thể yên tâm hơn về HS của mình và kể cả những anh chị lâu năm trong nghề cũng có thể tham khảo thêm khi cần.
1. http://hssearch.net
Website này phải đăng ký thông tin cá nhân khá loằng ngoằng và chi tiết. Thực sự cá nhân tôi thì không thích việc khai báo quá nhiều (trên 3) trường thông tin lên các website/diễn đàn. Tuy nhiên, các bạn có thể rèn luyện tính kiên nhẫn thông qua việc đăng ký và sau đó các bạn có 7 ngày dùng thử miễn phí. Sau đó nếu các bạn thấy hữu ích thì đăng ký thành viên trả tiền, 1 tháng =200.000đ, 6 tháng =300.000đ và 1 năm =400.000đ
2. http://bieuthue.net/
Website này có phải đăng ký nhưng cảm nhận là thân thiện và dễ chịu hơn. Nhưng kể cả bạn không đăng ký gì thì bạn vẫn sử dụng được hoàn toàn miễn phí. Ngoài việc tra cứu HS từ kho dữ liệu của họ với tên hàng đầy đủ, chi tiết, giúp các bạn hiểu cách để diễn giải một tên hàng thế nào cho hợp lý thì website này còn liên kết các kết quả phân tích phân loại từ các DN khác nhau đã từng thực hiện PTPL cho hàng hóa của DN họ. Đây cũng là một trong những căn cứ "mạnh" có tính pháp lý trong phân loại hàng hóa. Lưu ý các bạn, kết quả PTPL chỉ có giá trị áp dụng trong vòng 03 năm thôi nhé!
3. http://tinsaigon247.blogspot.com
Đây là một blog đơn giản với lượng dữ liệu khổng lồ bao gồm cả tên hàng Tiếng Anh và Tiếng Việt, giúp các bạn có thể tham chiếu thêm từ cả hai nguồn. Do tính năng lọc của blog không thông minh bằng website nên các bạn sẽ phải thêm động tác "Ctrl F" nếu các bạn muốn tìm chính xác cụm từ của mình nằm ở đâu trong danh sách kết quả hiển thị.
4. https://my.40ftcloud.com/
Website này thực sự là một sự tích hợp độc đáo tính năng từ tất cả các website hỗ trợ nghiệp vụ logistics từ trước tới giờ, trong đó có tra mã HS. Điều đặc biệt là các bạn được sử dụng toàn bộ tài nguyên và chức năng trên website này MIỄN PHÍ HOÀN TOÀN, giao diện thân thiện, dễ dùng. Để người dùng có thể nắm bắt được hết tất cả các tính năng, nên web có phần hướng dẫn rất kỹ lưỡng cho các bạn ngay từ đầu (các bạn hãy đăng nhập và trải nghiệm). Bật mí! Website này do một thầy giáo của Han Exim cùng cộng sự của mình xây dựng nên, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các anh chị đang công tác trong nghề và đặc biệt các bạn mới vào nghề thì đây thực sự là một công cụ không thể tuyệt vời hơn!
Bên cạnh đó, nếu bạn muốn nắm vững và chắc về quy tắc, phương pháp cũng như các công cụ, nguồn lực mình có thể sử dụng trong quá trình tra mã HS (phân loại hàng hóa), bạn hãy cân nhắc việc tham gia khóa học XNK-logistics toàn diện của Han Exim nhé!
Mrs Đoàn Thúy- CEO HAN EXIM
—————————————————————————-
CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB)
Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics
Mobile: 0906246584 / 0986538963
Add: số 18 ngõ 67 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội
Website: https://hanexim.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau
Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau