1. Hướng dẫn chung về thủ tục tiêu hủy phế liệu, phế phẩm
a. Xử lý phế liệu, phế phẩm trong định mức (Dưới 3% tổng nguyên vật liệu nhập về)
Việc xử lý phế liệu, phế phẩm tùy theo thỏa thuận thực hiện theo các quy định sau:
Thủ tục tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điểm d, Khoản 3 Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Trường hợp tiêu thụ tại Việt Nam: đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để sản xuất, gia công không quá 3% tổng lượng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu thì khi bán, tiêu thụ nội địa không phải làm thủ tục hải quan chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng phải kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nội địa theo quy định của pháp luật về thuế.
b. Xử lý phế liệu, phế phẩm ngoài định mức
(Vượt 3% tổng nguyên vật liệu nhập về)
Có 3 cách thức xử lý: Bán, Xuất trả hoặc Tiêu hủy
- Bán:
Làm công văn xin chuyển đổi mục đích
Mở tờ khai tại chỗ A42
- Xuất trả: Áp dụng với loại hình B13
- Tiêu hủy: Cần xin quyết định của bên đặt gia công, thường sẽ tiêu hủy khi hàng không còn giá trị.
2. Hướng dẫn xử lý phế liệu phế phẩm cụ thể cho các doanh nghiệp
2.1 Đối với doanh nghiệp SXXK thông thường
a. Thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa
(Theo điều 71, Thông tư 39/2018 TT-BTC)
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng thực hiện đúng quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP
- Thông báo với cơ quan hải quan:
- Trên hệ thống thì theo mẫu: 04, Phụ lục II a Thông tư 39/2018 TT-BTC
- Hồ sơ giấy: mẫu 06/BKKTT/TXNK Phụ lục VI Thông tư 39/2018 TT-BTC
- Mở tờ khai A42 (chuyển tiêu thụ nội địa)
- Phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu khi bán hoặc tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu.
- Nộp thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan hải quan.
b. Tiêu hủy nguyên phụ liệu dư thừa, phế liệu phế phẩm
(Theo điều 72, Thông tư 39/2018 TT-BTC)
- Việc tiêu hủy cần tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Ghi chép chi tiết về nguyên phụ liệu, phế phẩm được tiêu hủy và quá trình tiêu hủy.
- Xuất trình các loại giấy tờ khi cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra.
2.2 Đối với doanh nghiệp chế xuất
Xuất tại chỗ B11 khi chuyển tiêu thụ nội địa, bên nào nhập khẩu mở tài khoản loại hình A11, A12 và nộp thuế bình thường.
- Xử lý Phế liệu, phế phẩm theo thông tư 39/2018/TT-BTC
Thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm chuyển tiêu thụ nội địa được quy định tại khoản 4 điều 75 thông tư 39/2018/TT-BTC:
a. Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa
Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này, theo đó DNCX làm thủ tục xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình tương ứng.
(Danh mục phế liệu được phép bán vào thị trường nội địa ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BTNMT)
b. Đối với phế liệu, phế phẩm được phép xuất khẩu ra nước ngoài
DNCX thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này.
- DNCX thực hiện việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư này.
- Đối với hàng hóa của DNCX đã xuất khẩu phải tạm nhập để sửa chữa, bảo hành sau đó tái xuất thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng bị trả lại theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
"Phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và gửi đến cơ quan hải quan.
Mr. Huynh - HANEXIM Co.Ltd
------------------------------------------
CLB YÊU Xuất Nhập Khẩu Hà Nội ( HAN EXIM CLUB)
Đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu& Logistics
Mobile: 0906246584 / 0986538963
Add: số 41/49 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội
Website: https://hanexim.edu.vn