Chào các bạn, thủ tục tiêu hủy phế liệu, phế phẩm nghe qua thì có vẻ không liên quan lắm đến việc làm báo cáo quyết toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải vậy, vì phần phế liệu, phế phẩm các bạn vẫn phải đưa vào báo cáo quyết toán đấy. Các bạn phải quy ngược phần phế liệu phế phẩm ấy ra nguyên phụ liệu đầu vào (Chúng tôi sẽ có bài viết chi tiết về cách quy về Nguyên phụ liệu đầu vào ở 1 bài viết khác).
Nếu bạn xử lý lượng nguyên phụ liệu đầu vào này chưa đúng quy trình, thì doanh nghiệp của bạn vẫn sẽ bị truy thu thuế như bình thường.
Phế liệu là phần nguyên phụ liệu dư thừa sau 1 công đoạn sản xuất của 1 doanh nghiệp, mà không thể tiếp tục sử dụng được nữa, không thể đem vào tái sản xuất hoặc dùng vào việc gì khác cả.
Về cơ bản doanh nghiệp toàn quyền xử lý phế liệu này, thích thì bán, ko thích thì tiêu hủy. Vậy thủ tục tiêu hủy này diễn ra như thế nào, doanh nghiệp chế xuất cần phải làm những gì?
Điều này được quy định tại điểm d, điều 64, thông tư 39. Cụ thể:
Bước 1: làm công văn thông báo tới cơ quan hải quan
Cụ thể là thông báo về việc tiêu hủy phế liệu, số lượng, thời gian tiêu hủy.....
Bước 2: ký hợp đồng với bên môi trường làm thủ tục tiêu hủy
Bước 3: ngày thực hiện việc tiêu hủy mời hải quan đến giám sát việc tiêu hủy phế liệu đấy
Bước 4: ký biên bản tiêu hủy giữa 3 bên (BẮT BUỘC): hải quan, doanh nghiệp, bên môi trường.
Tất nhiên bạn phải lập ra 1 bảng kê Nguyên phụ liệu đầu vào để trình hải quan. Chứ không thể gom hết phế liệu lại thành 1 đống và làm thủ tục tiêu hủy được.
Mọi bài copy vui lòng ghi rõ nguồn của chúng tôi.
Mrs Đoàn Thúy- CEO HAN EXIM
—————————————————————————-
CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB)
Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics
Mobile: 0906246584 / 0986538963
Add: số 18 ngõ 67 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội
Website: https://hanexim.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau
Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau