1. Khởi nghiệp Kinh doanh Xuất nhập khẩu là gì?
Hiểu một cách đơn giản, “Kinh doanh Xuất nhập khẩu” là việc bạn cung cấp một mặt hàng được sản xuất trong nước tới những khách hàng ở thị trường nước ngoài. Bạn có thể có xưởng của riêng công ty hoặc không, đều có thể Khởi nghiệp được.
Nếu bạn không có xưởng, bạn hoàn toàn có thể tìm được những xưởng sản xuất và mua sản phẩm với mức giá cực tốt. Việc bạn bán sang thị trường nước ngoài sẽ đem lại phần chênh lệch, đây chính là nguồn lợi nhuận của bạn. Điều quan trọng chính là bạn phải tìm khách hàng nước ngoài đồng ý mua và trả mức giá bạn đưa ra.
2. Cơ hội của Khởi nghiệp Kinh doanh Xuất nhập khẩu?
a, Yếu tố chủ quan
Việt Nam là đất nước có nguồn nhân lực lao động giá rẻ, nguồn nguyên liệu phong phú và luôn là nước luôn có hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển mạnh mẽ nhờ những hiệp định được ký kết gần đây: EVFTA, IPA,...
Việt Nam có vị trí địa lý trên tuyến đường hàng hải quốc tế rất thuận lợi nên vận tải đường biển rất phát triển. Điều này giúp các doanh nghiệp Logistics Việt Nam có lợi thế cạnh tranh lớn về giá cước vận tải đường biển. Từ đó, phí vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam thấp hơn các thị trường khác có cùng mức giá hàng hóa. Điều này tạo lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết các đơn hàng xuất khẩu.
Việt Nam có thế mạnh về các ngành hàng như: nông sản, trái cây, gỗ và sản phẩm về gỗ, thủy hải sản, dệt may, khoáng sản,... Đây chính là những ngách thị trường bạn nên tận dụng khai thác cho ngành hàng xuất khẩu của doanh nghiệp mình.
b, Yếu tố khách quan
Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung gây khó khăn cho các doanh nghiệp Trung khi xuất khẩu. Vì vậy các công ty thương mại quốc tế muốn tìm nguồn hàng từ các nước khác để thay thế. Việt Nam nên tranh thủ thời gian này và ưu thế lớn nhất để chiếm lại thị phần này tư Trung Quốc. Điều này mở cơ hội rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp Việt.
Thách thức của Khởi nghiệp Kinh doanh Xuất nhập khẩu
Khởi nghiệp đã là một điều thách thức. Khởi nghiệp trong Kinh doanh Xuất nhập khẩu khi bạn không có xưởng lại là một thách thức to lớn hơn nữa.
3. Thách thức của Khởi nghiệp Kinh doanh Xuất nhập khẩu
Khởi nghiệp đã là một điều thách thức. Khởi nghiệp trong Kinh doanh Xuất nhập khẩu khi bạn không có xưởng lại là một thách thức to lớn hơn nữa.
a, Yếu tố khách quan
Khó khăn trong chủ động nguồn hàng: bạn cần phải có những xưởng với khả năng sản xuất ổn định để đảm bảo sự liên tục khi cung cấp hàng hóa và đáp ứng các đơn hàng.
Giá kém cạnh tranh: so với những doanh nghiệp có riêng xưởng sản xuất, tất nhiên bạn sẽ không có lợi thế về giá với họ. Vì vậy bạn phải khảo sát và tìm được xưởng có giá tốt nhất theo nhu cầu của thị trường.
Khó khăn trong việc kiểm soát hàng mẫu: Bạn sẽ không có sẵn hàng mẫu khi khách hàng yêu cầu một mặt hàng bất kì vì vậy sẽ mất nhiều công sức di chuyển tới xưởng để có ảnh chụp thật, lấy hàng mẫu và kiểm tra chất lượng sản xuất theo đúng yêu cầu của đơn hàng
Giá trị một đơn hàng xuất khẩu thường rất lớn: Điều này yêu cầu bạn cũng phải có một lượng vốn nhất định để đảm bảo sản xuất cho đơn hàng đó.
b, Yếu tố chủ quan
Khó khăn trong việc kiểm soát quy trình sản xuất: Bạn sẽ cần thường xuyên lui tới xưởng để kiểm tra tiến trình sản xuất, chất lượng sản phẩm. Điều này tốn nhiều công sức và làm giảm độ tự tin của bạn khi chào hàng vì không thể chủ động về khả năng sản xuất
Đòi hỏi kiến thức vững chắc về nghiệp vụ ngoại thương: Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ phải nắm rất vững những nghiệp vụ ngoại thương, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề để đảm bảo không mắc những sai lầm trong bất kỳ hợp đồng nào. Nếu không, bạn sẽ phải trả những chi phí rất lớn vì một giao dịch Xuất khẩu thường rắc rối và giá trị rất cao.
Đòi hỏi kỹ năng mềm: giao tiếp, đàm phán, xử lý, quản trị,...
4. Hiện thức hóa hoạt động Kinh doanh Xuất nhập khẩu
Bước 1: Thành lập Công ty
Với tư cách cá nhân, bạn sẽ không đươc phép kinh doanh xuất nhập khẩu, vì vậy việc thành lập một Công ty là điều tất yếu. Việc thành lập công ty sẽ không có quá nhiều khó khăn hoặc tốn nhiều chi phí. Đổi lại việc này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc kinh doanh sau này của bạn.
Bước 2: Xác định mặt hàng của Công ty
Đây là yếu tố quan trọng, quyết định tới sự thành công hay thất bại của Công ty bạn. Đầu tiên, mặt hàng đó phải được phép xuất khẩu. Sau đó, hãy chọn mặt hàng bạn yêu thích, đam mê, có nhiều kiến thức về mặt hàng đó. Tiếp theo, hãy nghiên cứu nguồn hàng có quá xa nơi bạn sống hay không.
Bạn nên lập danh sách 5 mặt hàng khả quan, chọn ra 2 trong số 5 mặt hàng đó và quyết định mặt hàng chính của Công ty. Khi mới bắt đầu, bạn nên tập trung vào một mặt hàng nhất định. Sau này khi công ty đã phát triển, việc bạn đa dạng hóa ngành hàng sẽ dễ dàng hơn.
Các yếu tố bạn nên cân nhắc chính là: đặc tính, quy trình sản xuất, vùng nguyên liệu, giá xuất khẩu, thuế xuất khẩu, giá tại xưởng, các thị trường tiềm năng, đối thủ cạnh tranh,... Việc bạn nắm vững kiến thức về mặt hàng sẽ giúp bạn tự tin khi thương lượng giá với xưởng hơn.
Bước 3: Lập danh sách xưởng sản xuất tiềm năng
Chất lượng và giá của xưởng là 2 yếu tố hàng đầu để quyết định lựa chọn.
Điều thứ hai, xưởng đó chấp nhận cho phép công ty bạn lấy tư cách đó là xưởng của bạn. Mặc dù bạn là công ty thương mại, nhưng việc gây ấn tượng với khách hàng bạn là xưởng sản xuất sẽ giúp họ thêm tin tưởng vào chất lượng và mức giá của bạn hơn.
Vị trí của xưởng cũng là một yếu tố để bạn quyết định vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình quản lý, chi phí của đơn hàng.
Bước 4: Tìm kiếm khách hàng
Một số phương tiện giúp bạn tìm kiếm khách hàng phổ biến như:
- Tìm khách thông qua các sàn thương mại B2B như là: Alibaba, Go4world, Tradekey, World for business, EC21….
- Tìm khách trên LinkedIn
- Tìm khách thông qua dự liệu hải quan
Bước 5: Giao dịch với khách hàng
Bạn cần chuẩn bị một thư chào hàng thật chi tiết, miêu tả rõ ràng cho khách hàng về Công ty, tiềm năn sản xuất, chất lượng sản phẩm, kinh nghiệm xuất khẩu,... Từ đó có thể tạo ấn tượng và lòng tin của khách hàng với công ty bạn.
Nếu khách hàng chấp nhận thư chào hàng của bạn, hai bên sẽ trao đổi về sản phẩm, giá cả, điều kiện xuất khẩu,... Quá trình này yêu cầu bạn cần thật khéo léo, tinh tế và kiên nhẫn, nhiệt tình tư vấn cho khách.
Bước 6: Ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng
Nếu khách hàng hài lòng với sản phẩm của bạn, hãy tận dụng cơ hội này để chốt được đơn hàng nhanh nhất. Nếu các điều kiện nào công ty của bạn có thể đáp ứng được cho khách hàng, hãy cố gắng để thực hiện. Điều này tạo trải nghiệm khách hàng tốt và tạo mối quan hệ tốt cho những đơn hàng tiếp theo.
Sau khi đã ký kết thành công hợp đồng, bạn cần kiểm soát quản lý quá trình sản xuất, làm hàng để đảm bảo đúng theo các yêu cầu trong hợp đồng về chất lượng, thời gian giao hàng, đóng gói,... và các vấn đề phát sinh.
Một đơn hàng thành công là khi bạn được thanh toán đầy đủ, khách hàng hài lòng với hàng nhận được.
Vậy là sau 7 bước, bạn đã có thể hoàn thành một đơn hàng Kinh doanh Xuất nhập khẩu. Hãy áp dụng và thực hành nhiều đơn hàng để có thể thành thạo và xử lý các vấn đề phát sinh khéo léo nhất. Mặc dù đây là một trải nghiệm khó nhưng bài học bạn nhận được sẽ rất xứng đáng.
Các bạn làm trong lĩnh vực Sales xuất khẩu, Logistics sẽ có rất nhiều cơ hội để thành công. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có nhiều kiến thức, hãy đừng ngần ngại để bắt đầu. Bạn có thể tham gia các khóa học đào tạo nghiệp vụ xuất khẩu để trau dồi kiến thức và kỹ năng cần thiết.